LỄ CẤT NÓC? Những thủ tục cần làm khi cất nóc nhà gỗ - vua nhà gỗ

LỄ CẤT NÓC? Những thủ tục cần làm khi cất nóc nhà gỗ - vua nhà gỗ!

"Lễ cất nóc" là một nghi thức quan trọng và không thể thiếu trong công trình xây dựng nhà gỗ của người dân Việt Nam, nét đẹp khi cất dựng nhà gỗ. Đây là nét văn hoá đặc trưng, mang ý nghĩa tâm linh, đem đến sự may mắn cho gia chủ. Vậy lễ cất nóc là gì? Những thủ tục cần làm khi cất nóc nhà bao gồm những gì? Hãy cùng Vua Nhà Gỗ đi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

Định nghĩa lễ cất nóc là gì?

Lễ cất nóc hay còn được biết đến với tên gọi là lễ đổ mái, đây là nghi thức quan trọng khi xây dựng những mẫu nhà ở, nhà chung cư hay những tòa nhà cao ốc. Nó được thực hiện vào đúng ngày đổ mái, lợp mái hoặc đổ bê tông cho công trình xây dựng. Đây là bước cuối cùng để hoàn thành công trình nên được gia chủ tổ chức vô cùng long trọng.

Lễ cất nóc không những được thực hiện cho hộ gia đình mà nó còn được các doanh nghiệp, tổ chức và nhà nước cho những công trình lớn. Đối với những công ty cổ phần, lễ cất nóc cần có sự tham gia đầy đủ của ban cổ đông và đặc biệt phải xuất hiện chủ tịch hội đồng quản trị.

Ý nghĩa của lễ cất nóc nhà!

Ý nghĩa của lễ cất nóc là gì? Theo quan niệm của người dân Việt Nam đây là một nghi thức mang tính tâm linh và là cách mà chúng ta báo cáo với thổ công rằng công trình xây dựng đã gần hoàn thành. Và cũng là nghi thức công bố ngôi nhà sắp hoàn thành, gia chủ có nơi an cư lập nghiệp với mong muốn các thành viên trong gia đình luôn được ban phước lành và sự bình an khi sống trong ngôi nhà này.

Đối với các công trình lớn như toà cao ốc, chung cư, khu vực chính trị thì lễ cất nóc càng được coi trọng và tổ chức hoành tráng với mong muốn doanh nghiệp luôn gặp được may mắn, thuận buồm xuôi gió trong công việc kinh doanh của mình. Ngoài ra nghi lễ cũng giúp cho việc xây dựng và quảng bá hình ảnh của thương hiệu đến với khách hàng.

Những lưu ý khi làm lễ cất nóc là gì?

Để đảm bảo nghi thức lễ cất nóc nhà được tiến hành thuận lợi và hiệu nghiệm thì chúng ta cần phải chuẩn bị và lưu ý những vấn đề sau đây:

1. Thời gian làm lễ cất nóc.

Lễ cất nóc nhà thường được chọn làm ở những ngày giờ hợp mệnh với gia chủ, chúng ta có thể tham khảo ý kiến của các thầy xem tướng, phong thuỷ hay thầy xem ngày tháng để lựa chọn thời gian phù hợp.

  • Ưu tiên lựa chọn ngày tốt mang ý nghĩa sinh khí, hoàng đại, lộc mãi, giải thần.
  • Tuyệt đối không nên lựa chọn những ngày mang ý nghĩa hắc đạo, sát thủ, trùng tang, thổ cấm, hùng phục.

2. Chọn người đại diện cất nóc.

Ngoài việc lựa chọn người động thổ thì người cất nóc cũng cực kỳ quan trọng đối với vận mệnh của ngôi nhà. Người này cần phải có mệnh hợp với năm dựng nhà, hợp mệnh của gia chủ thì mới mang những điều may mắn, tài lộc và xua đuổi những vận hạn cho gia chủ.

Ngoài ra, việc lựa chọn người lễ cất nóc cũng cực kỳ quan trọng. Việc này bạn có thể tham khảo họ hàng, hàng xóm để chọn cho gia đình mình thầy cúng phù hợp. Mỗi một thầy sẽ yêu cầu khác nhau trong lễ cất nóc nhà nên chúng ta phải lưu ý bám sát để chuẩn bị cho chu toàn.

3. Chuẩn bị lễ vật cúng lễ cất nóc nhà.

Thông thường, một mâm lễ vật cúng ngày đổ mái nhà bao gồm các thực phẩm sau đây:

  • Chuẩn bị 1 con gà luộc hoặc 1 con heo quay.
  • Bày mâm ngũ quả đảm bảo tươi ngon và bắt mắt.
  • Ngâm gạo và nấu 1 đĩa xôi hoặc 1 chiếc bánh chưng.
  • Chuẩn bị 1 đĩa muối trắng tinh và 1 bát gạo.
  • Bày biện 1 bát nước vừa phải và ½ lít rượu trắng, thuốc và trà.
  • Mua 1 bộ quần áo Quan Thần Linh kèm theo mũ, tất màu đỏ và kiếm trắng.
  • Chuẩn bị 1 bộ đinh vàng hoa và 5 lễ vàng tiền, 5 oản đỏ, 5 bộ trầu câu, 5 quả tròn và 9 bông hồng đỏ.

Lưu ý: Đồ cúng lễ đổ mái nhà sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của thầy cúng, đây chỉ là danh sách thực phẩm cho bạn tham khảo.

Thủ tục cất nóc nhà được thực hiện như thế nào?

Quy trình thực hiện lễ cất nóc nhà là gì? Sau đây là 7 bước tiến hành nghi lễ từ A - Z:

  • Bước 1: Chọn ngày giờ cúng để cất nóc nhà, tham khảo ý kiến của thầy phong thuỷ.
  • Bước 2: Chuẩn mâm cúng ở ngoài trời ở vị trí đẹp nhất, đảm bảo đầy đủ các thực phẩm và vật dụng đã nêu ở trên.
  • Bước 3: Gia chủ hoặc chủ doanh nghiệp/ tổ chức thắp nhang vào mâm lễ với thái độ thành kính.
  • Bước 4: Thầy cúng bắt đầu nghi thức, bài khấn lễ cất nóc được đọc đầy đủ.
  • Bước 5: Cúng xong hạ lễ, hoá vàng, thụ lễ và tiến hành cất nóc nhà.

Những lưu ý khi cất nóc nhà.

Khi thực hiện lễ cất nóc nhà bạn cần phải lưu ý các điểm quan trọng sau đây:

  • Tránh làm xô lệch hay đổ vỡ mâm cúng trong suốt quá trình làm lễ
  • Người đại diện cất nóc nhà có tuổi hợp với gia chủ cùng tham gia nghi lễ.
  • Xem dự báo thời tiết trước khi tiến hành đổ mái, cất nóc nhà.
  • Không nên xây dựng phần mái hướng đề góc ao, miếu đình chùa.
  • Đổ mái quay về hướng Nam, đỉnh mái kéo từ Đông sang Tây.
  • Mái nhà nên sử dụng màu nâu sẫm hoặc màu xanh, đây là 2 màu sắc đem lại sự may mắn cho gia chủ.

Như vậy bài viết vừa rồi đã giải đáp chi tiết cho quý bạn đọc về lễ cất nóc nhà là gì? Có thể thấy đây là nghi lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam và mang ý nghĩa tâm linh. Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy đây là những thông tin hữu ích.

 

- Xem Thêm: 

1: Các Mẫu Nhà Gỗ Đẹp
2: Các Mẫu Nội Thất Nhà Gỗ Đẹp
3: Báo Giá Nhà Gỗ 3 Gian Lim Nam Phi
4: Báo Giá Nhà Gỗ 5 Gian Lim Nam Phi
5: Xem Báo Giá Các Loại Gỗ - Nhà Gỗ
6: Các Mẫu Nhà Gỗ Đình - Chùa Đẹp
7: Các Mẫu Kẻ Hiên Nhà Gỗ

 

Để biết thêm các thông tin và thi công nhà gỗ , nhà cổ xin mời quý khách liên hệ đến công ty để được tư vấn đầy đủ nhất:

CÔNG TY TNHH VUA NHÀ GỖ - ATP THI CÔNG NHÀ GỖ

Văn phòng: Làng Nghề Hải Vân, Hải Vân, Hải Hậu, Nam Định

Điện Thoại: 0913.580.666 091111.58.25

trang web:   http://villagold.vn

Nhà Gỗ: https://vuanhago.com

Vua Nhà Gỗ - Miền Bắchttps://vuanhago.vn

Vua Nhà Gỗ - Miền Nam: http://nhagosaigon.vn

Gmail:  [email protected]

zalo: http://zalo.me/0913580666

zalo: http://zalo.me/vuanhago

MÃ SỐ THUẾ0601233785 – 21/04/2022 Chi Cục Thuế Nam Định

 

Website thuộc quyền sở hữu của CÔNG TY TNHH VUA NHÀ GỖ – cấm sao chép dưới mọi hình thức

Điện thoại Điện thoại

Back to top